Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập

Chi tiết tin

Chế độ dinh dưỡng cho bé mầm non đa dạng cân bằng và phù hợp nhất

Khoảng thời gian bé ở trường mầm non là khi bé tiêu hao nhiều năng lượng hơn hẳn. Bởi ở trường bé được tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, vận động nhiều hơn về cả trí não và cơ thể. Vì thế mà dinh dưỡng cho bé mầm non vô cùng quan trọng. Hãy cùng mecuti.vn tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bé mầm non đa dạng cân bằng và phù hợp nhất dưới đây để có thêm kinh nghiệm chăm sóc tốt cho bé!

1. Sữa và các sản phẩm làm từ sữa

Ví dụ như: sữa, phô mai, sữa chua.

Bé nên được cho uống sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cũng nên cung cấp canxi cho bé thông qua các chế phẩm từ sữa khác.
Một ngày trẻ nên uống 3 cữ sữa trong bữa chính hoặc bữa phụ.

2. Chất đạm

Ví dụ như: thịt, cá, trứng và các loại đậu.

Các loại thực phẩm nói trên sẽ cung cấp cho bé thêm hàm lượng chất sắt và axit béo omega-3 cần thiết.
Với chất đạm, bé cần 2 cữ ăn một ngày. Nên chế biến chung với các loại thực phẩm hoặc thức uống giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ chất sắt nguồn gốc động vật.

3. Chất béo và đường

Ví dụ như: dầu, bơ, bánh kem và bánh qui.
Một số loại dầu có thể cung cấp axit béo omega-3 và omega-6.
Chất béo và đường nên có trong khẩu phần ăn của trẻ như một nhóm chất bổ sung nhưng không được thay thế các nhóm thực phẩm khác.

Chế độ dinh dưỡng cho bé đa dạng cân bằng và phù hợp nhất phần 1
Chế độ dinh dưỡng cho bé cần đa dạng nhóm thực phẩm

4. Các loại thực phẩm cần tránh

Một số loại thực phẩm nên cẩn thận khi chế biến cho trẻ trong khi một số loại khác cần hạn chế tối đa. Chúng là những gì?

  • Muối: Không nên nêm muối trong món ăn của trẻ. Nếu cần, chỉ cho vài hạt muối và nên dùng các loại gia vị thiên nhiên khác để thay thế. Nếu bạn mua thực phẩm đóng hộp, nhớ kiểm tra hàm lượng muối trước khi cho trẻ dùng.
  • Các chất bảo quản và chất tạo ngọt thường dùng trong các loại nước uống và kẹo cũng nên tránh.
  • Trứng và hải sản có thể không tốt cho dạ dày còn non yếu của bé, thậm chí dẫn đến ngộ độc thực phẩm nếu không được nấu chín kỹ. Do đó, cần chắc chắn rằng các loại thực phẩm này được chế biến cẩn thận và chín hẳn khi cho bé ăn.
  • Một số ít trẻ bị dị ứng với đậu phộng và có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Ngay cả trong trường hợp bé của bạn không bị dị ứng đậu phộng hoặc các loại hạt khác, chúng vẫn có thể làm bé bị nghẹt thở.

Các mẹ nên nhớ rằng điều quan trọng khi chăm sóc dinh dưỡng bé ở tuổi mầm non đó là tạo hứng thú cho bé trong bữa ăn. Bởi rất nhiều trẻ ở độ tuổi này có hiện tượng biếng ăn và mải chơi mà quên ăn. Bởi vậy, mẹ cần xây dựng một thực đơn dinh dưỡng thú vị và phù hợp với trẻ. Hy vọng với những bí quyết trên mẹ sẽ là người bạn đồng hành dinh dưỡng tuyệt vời của trẻ khi đến trường mẫu giáo. Đừng quên đồng hành cùng mecuti.vn nhé!


[Trở về]

Các tin cũ hơn:

Đăng nhập

Thực đơn cho bé

  • Thực đơn hằng tuần
    Thứ Hai - 10/10/2016
    Ăn sáng:
     
    Ăn nhẹ:
     
    Ăn trưa:
     Cánh gà chiên mắm
     Canh chua cá diêu hồng

    Tráng miệng:
     
    Ăn sế:
     Súp cua
    Thứ Ba - 11/10/2016
    Ăn sáng:
     
    Ăn nhẹ:
     
    Ăn trưa:
     Canh rau ngót thịt bò
     Thịt heo kho tàu

    Tráng miệng:
     
    Ăn sế:
     Cháo thịt gà
  • Thực đơn hằng tuần
    Thứ Hai - 10/10/2016
    Ăn sáng:
     
    Ăn nhẹ:
     
    Ăn trưa:
     Cánh gà chiên mắm
     Canh chua cá diêu hồng

    Tráng miệng:
     
    Ăn sế:
     Súp cua
    Thứ Ba - 11/10/2016
    Ăn sáng:
     
    Ăn nhẹ:
     
    Ăn trưa:
     Canh rau ngót thịt bò
     Thịt heo kho tàu

    Tráng miệng:
     
    Ăn sế:
     Cháo thịt gà
    

Copyright 2015 © Trường mần non Ánh Hồng
Địa chỉ : Huyện Phước Sơn - Quảng Nam
Điện thoại :
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)